Vietnamese Chinese (Traditional) English French German Italian Russian Turkish Ukrainian

Danh CHA được thánh; Nước CHA được đến; Ý CHA được nên, ở đất như trời!       (Mathio 6:9,10)

Block CN ăn năn

Block CN ăn năn

Block Hỏi Mục sư

Block Hỏi Mục sư

Block đăng nhập

Truy tìm bản thân

HỆ THỐNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI

 

CHỦ ĐỀ 1: TA LÀ AI?

  1. Những người làm nên lịch sử là những người đã thực hiện một phần sứ mạng của mình
  2. Chúng ta được dựng nên một cách lạ lung: Có một không hai
  3. Nếu chúng ta biết mình là ai thì mình không tự ái, không phụ thuộc, không sống tiêu cực hay xét đoán.
  4. Chúng ta không phải là một khối quần chúng hay quần thể
  5. Chúng ta là một tạo vật hoàn hảo nhất của ĐẤNG TẠO HÓA
  6. Chúng ta được dựng nên một mục đích cụ thể và cao cả
  7. Chúng ta là tổng hợp hệ thống các giá trị cuộc sống và niềm tin nên cần thời gian và sự kiên trì.
  8. Hãy chau chuốc và làm mọi thứ trở nên nổi trội

Chân lý vàng ngọc:

  1. Biết Ta là ai
  2. Nhanh chóng biết Ta là ai sẽ làm việc hiệu quả và thành công.
  3. Bạn là tạo vật hoàn hảo.
  4. Bạn được lập trình sẵn với số phận đặc biệt
  5. Có các nguyên tắc, hệ thống giá trị niềm tin rõ ràng
  6. Sự thành công hữu hình là kết quả của điều bạn xây dựng trong mình

Kết luận:

  1. Bề ngoài chúng ta tuyệt đối không phải là chúng ta
  2. Hãy tìm thấy con người bên trong
  3. Rèn tập bản thân
  4. Bạn có hệ thống giá trị cuộc sống và niềm tin
  5. Biết mục đích chính của đời bạn
  6. Biết tôi thực sự thích gì>

Chủ đề 2: TA CÓ THỂ  LÀM ĐƯỢC GÌ?

  1. Trong mỗi người đều có 1 tiềm năng vô tận. Bất kể người nào sanh ra trên đời này đều có tài năng vì con người mang trong mình, hình và tượng của CHÚA. Ai nói mình không có năng lực là do thế lực đen tối lừa dối mình.
  2. Hãy cho mình được sống, sống đời sống của chính mình. Trở nên người mà tiềm năng cho phép!
  3. Bạn thành đạt chỉ trong lĩnh vực bạn có năng khiếu. Hãy phát hiện và rèn giũa năng khiếu của mình! Tài năng + tập luyện tài năng => tập luyện trở nên điêu luyện.
  4. Bạn thi triển được năng khiếu khi rèn tập: Tri thức, Tâm linh, Thể lực
  5. Ý thức tự kỉ luật giúp rèn tập năng khiếu để đạt mục tiêu
  6. Trung thành với năng khiếu của mình thì càng có uy tín và ảnh hưởng. Ám ảnh về năng khiếu và có uy tín về năng khiếu đó.
  7. Muốn vĩ đại và ảnh hưởng – hãy phát triển năng khiếu và trung thành với nó!
  8. Cần 10 000 giờ để rèn giũa năng khiếu

 

Chủ đề 3: TẠI SAO TA CÓ MẶT Ở ĐÂY?

  1. Trách nhiệm tạo dựng nên cuộc sống hạnh phúc thuộc chỉ về  chính bạn!
  2. Đừng đánh giá mình rẻ mạt. Nếu bạn không biết sứ mạng tiền định của mình thì người khác sẽ lợi dụng bạn cho mục đích của họ.
  3. Thời gian của bạn có hạn. Đừng sống cuộc sống của người khác.
  4. Hãy vươn tới việc, không phải để mà thành đạt, mà để cuộc sống có ý nghĩa.

Chân lý vàng ngọc

  1. Ta ra đời không phải để: đi làm, lấy vợ lấy chồng, sinh con đẻ cái
  2. Ta được sinh ra với sứ mạng, mục đích cụ thể
  3. Sứ mạng là tìm ra năng khiếu đặc biệt của mình, nhận thức rằng năng khiếu đó để phục vụ nhân loại.
  4. Ý nghĩa đời sống, mỗi người đều có nhu cầu, tìm thấy nó, thỏa lòng với nó
  5. Mọi tạo vật trong cuộc sống đều có sứ mạng tiền định của mình.
  6. Sứ mạng tiền định – ý định ban đầu xuất hiện trong tư duy ĐẤNG TẠO HÓA, khiến NGÀI tạo dựng nên thiên nhiên, mà đỉnh cao của sự sang tạo là con người.
  7. Chỉ có ĐẤNG TẠO HÓA mới biết tại sao bạn được dựng nên.

Kết luận

  1. Tìm ra năng khiếu của mình
  2. Nhận thức được sứ mạng của mình – phục vụ nhân loại bằng năng khiếu ấy
  3. Hỏi ĐẤNG TẠO HÓA tạo sao NGÀI dựng nên bạn
  4. Tiếp nhận bản thân như được dựng. Bạn có những đặc tính cần thiết để thực hiện sứ mạng của mình,
  5. Biệt riêng với ĐẤNG TẠO HÓA để biết mục đích sự tồn tại của mình
  6. Lắng nghe tiếng nói bên trong.

CHỦ ĐỀ 4: TA ĐANG ĐI ĐÂU

  1. Não người: nhận thức (quyết định), tiềm thức (cách thực hiện)
  2. Mọi sự như thế không phải là do tôi thong minh quá. Mọi sự này đều do tôi lâu bền không đầu hàng khi giải bài toán.

Chân lý vàng ngọc

  1. Khi đặt ra mục đích, cơ thể chúng ta: tự phát sinh nội công, tổng động viên mọi công lực theo một hướng.
  2. Cần rèn luyện bản thân, phát huy những tính cách để đạt được mục đích (cương trực, tận hiến, chin chắn, bền bỉ, dung cảm, ý chí quyết định)
  3. Thi triển bản thân: tăng trưởng và hình thành cá tính cá nhân
  4. Khước từ việc thi triển bản thân dẫn đến: bệnh tật, tai ương, bang hoại nhân cách, trì trệ, khủng hoảng xã hội, kinh tế.
  5. Để đạt được mục đích đã định, bạn cần: vững lòng, bền chí, kiên trì, bền bỉ, gan dạ, ngoan cường.
  6. Để thực hiện sứ mạng và đạt được mục đích thì làm việc nghiêm túc với bản thân sử dụng triệt để nguồn tài nguyên nội tâm, tư duy, tình cảm nỗ lực làm việc 18h/ngày để được điêu luyện
  7. Con người bắt đầu hình thành nhân cách chỉ khi đã hình thành và xác định rõ ràng mục đích

Kết luận

  1. Xác định súc tích và rõ ràng mục đích
  2. Đặt ra thời hạn thực tế đạt được mục đích
  3. Xác định hành động cần làm hàng ngày để tiếng tới mục đích trong thời hạn đề ra
  4. Mỗi người chạm tới mục đích mình bằng cách thực hiện công việc của ngày đó
  5. Hãy vận động dù bạn chưa biết rõ sứ mạng của mình nhưng đã biết hướng và lĩnh vực
  6. Học hỏi rèn luyện, bản thân, phát triển nhân cách để đạt được mục đích
  7. Nghiên cứu miệt mài đề tài của mình
  8. Phát huy trong mình sự bền bỉ, ý chí, cương trực.

CHỦ ĐỀ 5: HỆ THỐNG GIÁ TRỊ VÀ NIỀM TIN

  1. Bạn là sản phẩm của tư duy bản thân (nguồn gốc -> tư duy -> lời nói -> hành động -> thói quen -> tính cách -> số phận)
  2. Lập hệ thống giá trị:
    1. Làm rõ các giá trị hiện tại của mình theo thứ tự quan trọng
    2. Tự chứng minh cho mình tại sao chúng lại quan trọng thế
    3. Xét cần thay đổi giá trị nào để thành người mà bạn mong muốn
    4. Lập danh sách những gì cần tránh
  3. Vật liệu xây dựng niềm tin và tư duy
    1. Cần có cơ sở cho từng tư duy:
      1. Tại sao điều đó là thế mạnh của tôi?
      2. Làm sao để điều đó có lợi cho tôi?
  4. Tập trung vào tư duy trong thực tiễn

Chân lý vàng ngọc:

  1. Hệ thống giá trị - động lực thúc đẩy ta tiến lên
  2. Trên cơ sở hệ thống giá trị cuộc sống, ta tiếp nhận quyết định khiến ta đi tới mục đích
  3. Niềm tin – lòng tin quyết vào điều gì đó
  4. Lãnh tụ xã hội là người: biết hệ thống giá trị của mình và sống theo hệ thống giá trị đó
  5. Niềm tin: tích cực -> phát huy và tiêu cực -> bài trừ (thế giới quan -> niềm tin -> giá trị -> lời nói -> hành động)
  6. Để làm chủ đời mình thì cần kiểm soát: niềm tin và hệ thống giá trị

Kết luận:

  1. Bạn là hệ thống các giá trị cuộc sống và niềm tin bên trong
  2. Giá trị cuộc sống là kim chỉ nam xác định sứ mạng tiền định của bạn
  3. Bạn có thể tự mình hình thành hệ thống giá trị chân thực, giúp đạt được mục đích
  4. Bạn cần kiên quyết và nỗ lực sống theo hệ thống giá trị cuộc sống của mình

CHỦ ĐỀ 6: LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÌM THẤY BẢN THÂN?

  1. Hãy tin là bạn đang làm công việc quan trọng nhất của đời sống bạn – Xác định mục đích sứ mạng đời sống bạn
  2. Sự mạng – cảm thấy mình ở đúng chỗ của mình, tìm ẩn trong mong ước tự nhiên, hoài bão và khát vọng. Tất cả mọi người đều có tài khác nhau, cần phải phát hiện ra và phát huy những tài năng ấy. Nhận biết sứ mạng sẽ giúp bạn làm nên lịch sử, bạn sẽ thỏa lòng trong nó.
  3. Bạn ham thích làm gì ngay cả khi miễn phí: bản sắc định hình của bạn, con người của bạn ẩn trong điều này. Bạn là ai? Chính sự ham thích làm miễn phí là bạn xác định mình là người như thế nào?
  4. Bạn làm việc gì giỏi nhất? Mọi người khen bạn điều gì nhất. Hãy để người ta làm cái việc mà người ấy thông thạo hơn cả.
  5. Việc nào mang lại cảm hứng nhất cho bạn. Tìm ra sự mạng của mình – đó là một phần của hạnh phúc.
  6. Người ta khen bạn ở điểm nào? Hoan nghênh bạn điểm nào? Ai cũng có sứ mạng của mình. Ai cũng không thay thế được. Ai cũng có đời sống là không lặp lại. Ai cũng có nhiệm vụ độc đáo, vì cơ hội thực thi nhiệm vụ ấy là duy nhất.
  7. Người ta quí bạn nhất ở phẩm chất nào? Người ta: Quý bạn ở điểm nào? Ghét bạn ở điểm nào? Thời thơ ấu khen bạn ở điểm nào? Tại sao lại ghen tức bạn? Sự ghen tức lao bổ vào những phẩm chất cao quí nhất và chỉ thương hại mỗi sự tầm thường. Vì mình giỏi hơn và mạnh hơn nên họ ghen tức mình.
  8. Bạn khác người ở điểm nào? Bạn: Đặc biệt ở điểm nào? Là “quạ trắng” ở điểm nào? Tại sao bạn bị chỉ trích, chế nhạo? Tất cả các vĩ nhân có điểm chung: Họ khác biệt nội trội giữa đám đông quần chúng => để thực sự nổi trội, cần làm những công việc mà bạn say mê và thông thạo hơn cả, tình yêu sứ mạng của mình làm bạn khác người!
  9. Bạn có thể làm việc gì cách tự nhiên? Bạn có thể làm việc đó: một cách tự nhiêu, kiểu vô thức, không cần chuẩn bị sơ bộ, không cần chỉnh mình, kiểu vừa đi vừa làm được. Chỉ có các nhà bác học và thông thái mới quen thảo luận những đề tài đưa ra mà không cần chuẩn bị!
  10. Bạn có thể làm gì quên cả thời gian? Phải làm công việc của mình hăng say đến nỗi không còn thấy chỗ nào để giúp nữa.
  11. Bạn mong muốn cùng điều gì khi ở một mình? Không chỉ sống qua ngày mà bạn sẽ làm gì để sung sướng: đọc kinh thánh? Đọc sách? Tv?...
  12. Nếu ở một mình bạn sẽ làm gì? Đường tới chân lý được tìm thấy trong sự tĩnh lặng cô đơn, chứ không phải trong đám đông ồn ào? Cô đơn – nỗi trú ẩn tự nhiên của mọi ý tưởng truyền cảm hứng cho các văn hào, tạo ra nghệ sĩ, thổi hồn cho những thiên tài. Con đường tìm ra chân lý trong sự tĩnh lặng cô đơn.
  13. Bạn thích đọc, nghe, nói về điều gì? Sự mạng chân thực của mỗi người ở một điều – đến với chính mình, tìm ra số phận của riêng mình chứ không phải số phận mình ưa thích, dâng mình cho số phận ấy hoàn toàn và không suy chuyển.
  14. Bạn thường nghĩ về điều gì nhất? Sứ mạng cao cả làm sao – lót đường cho những chân lí chưa hiểu và những ý tưởng mạnh mẽ.
  15. Bạn làm gì để quên cả ăn ngủ? Chỉ có cách hi sinh sự yên ổn và phú quí của mình đi, thì bác học hay họa sĩ mới có thể phát hiện và chứng minh được sứ mạng của mình.
  16. Ai truyền cảm hứng cho bạn? Lập danh sách những người truyền cảm hứng cho bạn, các hạng người truyền cảm hứng bạn và bạn muốn noi gương họ. Để thành thiên tài, cần học ở những người thầy thiên tài giao tiếp sống với thầy của mình – phương pháp học tốt nhất?
  17. Nơi giao thoa của yêu và chết? Sứ mạng cao cả nhất của con người ở chỗ không chỉ giải thích, mà còn thay đổi thế giới, làm thế giới tốt hơn
  18. Tìm thông tin về những năng khiếu của bạn? Càng biết nhiều thì càng dễ thông thạo việc của mình và càng dễ đưa nó vào đời sống.

CHỦ ĐỀ 8: CÁC BƯỚC THỰC TẾ THI TRIỂN TẦM NHÌN, KHÁT VỌNG

  1. Sara Blakely kiếm được 1 tỷ đô năm 41 tuổi mà không tốn 1 xu nào quảng cáo với số vốn 5000$, tự sáng tạo ý tưởng, phát minh sản phẩm, thiết kế, marketing, đăng kí thương hiệu…hoàn toàn. Là tỉ phú hiến tặng nửa gia tài cho từ thiện.
  2. Có 3 nguyên tắc: không ngu, không sợ và không lười.
  3. Cô Sara cũng xuất phát từ nan đề về phụ nữ đó là làm sao đồ bó vào người và giữ phom đẹp là ước mơ của bao nhiêu người. Cô đi giới thiệu nhiều cửa hàng nhưng người ta từ chối, cô không nản chí, cô giới thiệu cho chính con gái của giám đốc cửa hàng để ướm thử thì thấy rất đẹp và người này muốn lấy bán thử và sản phẩm bắt đầu bán chạy. Cô lấy tên thương hiệu có chữ K/C như Coca, Kodak…
  4. Sau cô tặng sản phẩm của cô cho nữ truyền hình nổi tiếng, bà này xúc động trước quà tặng và mời tham dự chương trình bà này và sản phẩm đã được giới thiệu qua chương trình.

Các bước đạt ước mơ:

  1. Đặt mục tiêu cụ thể (bạn thực sự mong muốn điều gì? Bạn muốn đạt mục đích gì?)
  2. Đặt thời hạn. Bạn có bao nhiêu thời gian: giờ, ngày, tuần, tháng, năm?. Nếu không đặt khuôn khổ thời hạn bạn sẽ phân tâm và không tập trung vào chủ đề chính
  3. Xác định lãnh thổ. Bạn muốn thực hiện ước mơ ở đâu, tại sao lại phải ở đó?
  4. Làm rõ còn thiếu những tài nguyên.  Lập danh sách các tài nguyên đang có và còn thiếu
  5. Làm gì với những tài nguyên này.
  6. Bắt đầu từ đâu? Xác định những bước khởi đầu của mình.
  7. Phân chia nhiệm vụ theo thời gian. Nguyên tắc “Xơi voi từng khúc” chia mục tiêu lớn thành nhiều phần nhỏ mà mỗi phần là khả thi từng ngày. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình. Mục tiêu lớn không còn làm bạn bị choáng nữa, trong tương lai bạn sẽ thực hiện được. Tôi phải làm gì trong khoảng thời gian nhất định? (trong một tháng, một tuần, một ngày)
  8. Kế hoạch là gì? Kế hoạch: không phải là những gì trong sinh hoạt thường nhật. Là thời khóa biểu những việc gì liên quan đến mục đích và sứ mạng cuộc đời mình. Mỗi ngày phải làm việc gì liên quan đến sứ mạng và mục đích cuộc đời. Vốn thời gian cuộc sống của bạn là có hạn, hãy quí trọng sứ mạng và thời gian – đó chính là bảo đảm của thành công.
  9. Chia mục đích cho những tài nguyên sẵn có. Tập nhìn thấy mọi thứ xung quanh là tài nguyên, cơ hội và biến chúng thành phương tiện của mình và có lợi cho việc đạt mục đích.
  10. Thành lập đội ngũ. Tìm những người có ý tưởng hoặc tự mình lập đội ngũ. Không nhất thiết phải tìm đội ngũ ngay, khi công việc bạn tiến triển thì những người đồng ý tưởng sẽ xuất hiện
  11. Chia nhiệm vụ cho từng thành viên đội nhiệm. Bạn không thể làm mọi việc một mình được, cần phân bổ trách nhiểm và tin tưởng đội ngũ là mọi sự sẽ chất lượng và đúng hạn. Giao trách nhiệm, giao nhiệm vụ, chỉ rõ kế hoạch và giải thích bạn chờ mong gì ở các thành viên.
  12. Hệ thống kiểm tra: mỗi thành viên đảm trách nhiệm vụ của mình ra sao. Yếu tố con người rất quan trọng. Cần kiểm tra chất lượng từng công việc.

Chân lý vàng ngọc:

  1. Sứ mạng ẩn trong mong ước tự nhiên của chúng ta
  2. Sự độc nhất vô nhị lơn nhất của bạn ở nơi nào mà bạn đặc biệt nhất, không như mọi người khác.
  3. Điều bạn yêu hoặc ghét mãnh liệt nhất có thể là sứ mạng của bạn
  4. Môi trường chiếm 50% sự thành công của bạn. Cần tìm môi trường phù hợp cho sứ mạng của mình
  5. Thông thường chỉ mơ ước mà không hoàn thành sứ mạng, bởi không biết cách đi từ ước tới hiện thực như thế nào
  6. Có 2 lí do người đời hay thanh minh việc không hoàn thành ước mơ của mình:  không biết thế nào và không có khả năng làm.
  7. Việc quan trọng nhất cần làm để thực hiện sứ mạng của mình là ngừng lại, ngồi lại và dành thời gian suy ngẫm.

 

CHỦ ĐỀ 9: MẶC CẢM TỘI LỖI VÀ XUẤT PHÁT TỪ ĐÂU

  1. Sự mặc cảm tạo ra giới hạn trong tư duy. Sự tự ti khiến bạn nhìn lệch và thấp kém bản thân, cản trở việc đạt mục đích. Nhiều người đánh giá thấp bản thân, sự mặc cảm bóp mép sự thật khiến không thể đánh giá khác quan được. Phụ nữ đánh giá ngoại hình mình khá khắt khe.
  2. Sự mặc cảm đánh cắp năng lực của nhân cách. Năng lực đánh ra được dùng để đạt mục đích thì bị lãng phí cho sự lo lắng, khiến nạn nhân bị thụ động, sợ hãi, không kiên trì
  3. Mặc cảm là gì? Là điều làm méo mó tiếp nhận: bản thân và thế giới xung quanh. Giải thoát khỏi sự mặc cảm, tiến tới đời sống có ý thức và hài hòa. Cần nhìn nhận chỗ nào trong đời sống bị méo mó. Méo mó càng nhiều thì càng ít chú ý thi triển tiềm năng và phát triển nhân cách.
    1. Tiềm năng không được thi triển thì biến thành sự đau đớn” – Robin Sharma (nhà văn Canada, chuyên gia về motive, lãnh đạo và phát triển nhân cách). Bạn sử dụng năng lực hằng ngày ra sao? Hãy đầu tư vào phát triển bản thân và đạt mục đích hay tranh chiến với bản thân và thế giới xung quanh. Mặc cảm càng nhiều bao nhiêu => Nó càng cước đi sức lực của bạn nhiều bấy nhiêu => Bạn lại càng ít sức lực để thi triển những kế hoạch những kế hoạch, mục đích của mình => khả năng thi triển tiềm năng bẩm sinh của bạn càng ít.
    2. “Nếu tôi có điều gì đang tiến về phía trước thì đó chỉ là sự yếu đuối của tôi, điều tôi rất ghét và biến nó thành sức lực của mình” Michael Jordan (Danh thủ bóng rổ thế giới lập nhiều kỷ lục ginues). Nhiều người không hiểu tại sao không thành công mặc dù vẫn: học hỏi nhiều, lập các loại kế hoạch, có nhiều cơ hội, có tiềm năng lớn… Vậy điều gì ngăn cản họ thành công.
    3. Thời thơ ấu, điều gì ảnh hưởng đến bạn. Nếp nghĩ được hình thành từ 5-7 tuổi, nếp nghĩ tiêu cực bắt nguồn từ những mặc cảm. Cấu trục tâm lí của mặc cảm còn lại cả đời trong tiềm thức và là nguồn gốc của phong cách sống. Trẻ thơ nhận được tình yêu thương nào? Nếu trẻ không được yêu thương đúng, lớn lên sẽ có vấn đề về tự đánh giá bản thân: không còn khát vọng, tự hành mình, không tự tin., Nếu trẻ được yêu thương đúng mực sẽ tự tin khi lớn lên.
    4. Kinh nghiệm của tiến sĩ thần kinh học Wilder Penfield: võ não chứa tất cả những gì người trải nghiệm từ thời thơ ấu như băng ghi, não người có chức năng như siêu máy tính, mọi cảm xúc liên quan đến quá khứ được ghi nhớ không đứt đoạn, cá thể người có thể tồn tại song song 2 trạng thái, và mọi trải nghiệm quá khứ không chỉ nhớ mà rất sống động. Mặc cảm và niềm tin tiêu cực còn lại trong tiềm thức cả đời.
    5. Phân tích rõ tất cả những mặc cảm của mình. Bạn tiếp nhận những tiêu cực vào tiềm thức mình? Thời thơ ấu, trong gia đình, trong trường học, trong cơ quan và trong xã hội. Quyền lực chính của tiềm thức nó lưu giữ lại tất cả những niềm tin của con người.
    6. Lập trình tiềm thức của mình. Loại bỏ các cảm giác mắc lỗi, mặc cảm nạn nhân, sợ thất bại, sợ nghèo túng, sợ cô đơn, sợ xấu, sợ thất tình, thiếu tự tin, sợ bị xa lánh, đánh giá thấp bản thân.

CHỦ ĐỀ 10: MẶC CẢM TỘI LỖI

  1. Dạng hành vi và cảm giác mắc lỗi. Bị mắng phạt vì phạm lỗi một lần, thường xuyên bị mắng phạt khiến người nhìn nhận bản thân, hình thành nếp nghĩ tiêu cực về chính mình.
  2. Hậu quả cảm giác mắc lỗi: cướp đi sự tự tin, tước đoạt sức lực, giảm sự hoạt bát. Mang đến sự đánh giá thấp bản thân, lo lợ, hoảng loạn, chán nản, bi quan, buồn bã. Thu hút những tai ương, bệnh tật. Khiến người nghĩ số phận người ấy phải vậy.
  3. Sự nguy hại của cảm giác mắc lỗi. Chụp ảnh siêu tốc tinh thể nước khi đóng băng dưới tác động phi vật lí (ý thức, lời nói, chữ viết)
    1. Tích cực – các tinh thể nước khi đóng băng tạo hình chuẩn đẹp
    2. Tiêu cực – các tinh thể nước dị dạng, định hình
  4. Kết luận từ sứ điệp của nước
    1. 90% cơ thể cấu tạo từ nước. Suy nghĩ tiêu cực về bản thân, cuộc sống thì tự hủy hoại sức khoẻ mình
    2. Vì đánh giá thấp bản thân trong trí hình thành lệch lạc về mình, nên ko thể thực hiện được sứ mạng, mục đích cuộc sống, mặc dù biết chắc là có tiềm năng lớn
    3. Những ý tưởng tiêu cực về bản thân cướp đi năng lực của người. Thời gian là sức lực
  5. Thoát khỏi cảm giác mắc lỗi
    1. Quá khứ được biến đổi qua shock. Động viên hoặc đau đớn
    2. Câu khẳng định –thay đổi qua tuyên xưng LỜI CHÚA
    3. Tạo thói quen mới

Chân lý vàng ngọc:

  1. Mặc cảm dưới danh nghĩa “Cảm thấy mắc lỗi” không cho bạn tiếp nhận bản thân theo cách tạo dựng. Bạn không thấy được sự độc đáo bản thân
  2. Cảm giác mắc lỗi khiến bạn không thể đạt được mục đích sống của mình

 

 

Những cuộc đời được biến đổi

Những cuộc đời được biến đổi

Visitor Counter

0061970
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
98
239
315
2422
2414
7059
61970

Forecast Today
96

43.79%
44.38%
6.84%
2.63%
2.01%
0.36%
Online (15 minutes ago):2
2 guests

Your IP:18.191.239.123